Giờ mở cửa : T2 - T6 : 8h00 - 17h00 - T7 : 8h00 - 12h00

Liên Hệ Mua Hàng 0932.706.899 (028) 3815 88 66

Cẩm nang bỏ túi về khởi động từ

11/06/2021 - 06:02

Khởi động từ là gì?
 

► Khởi động từ hay còn gọi là contactor, hoặc công tắc tơ là khí cụ điện hạ áp, thực hiện việc đóng ngắt thường xuyên các mạch điện động lực có dòng điện ngắt không vượt quá giới hạn dòng điện quá tải của mạch điện.

► Nguyên lý hoạt động của khởi động từ (contactor)
 

► Khi cấp nguồn trong tủ điện điều khiển bằng giá trị điện áp định mức của Contactor vào hai đầu của cuộn dây quấn trên phần lõi từ cố định thì lực từ tạo ra hút phần lõi từ di động hình thành mạch từ kín (lực từ lớn hơn phản lực của lò xo), Contactor ở trạng thái hoạt động. Lúc này nhờ vào bộ phận liên động về cơ giữa lõi từ di động và hệ thống tiếp điẻm làm cho tiếp điểm chính đóng lại, tiếp điểm phụ chuyển đổi trạng thái (thường đóng sẽ mở ra, thường hở sẽ đóng lại) và duy trì trạng thái này. Khi ngưng cấp nguồn cho cuộn dây thì Contactor ở trạng thái nghỉ, các tiếp điểm trở về trạng thái ban đầu.

► Trong công nghiệp khởi động từ được sử dụng để điều khiển, vận hành các động cơ hay thiết bị điện.

Cấu trúc cơ bản của khởi động từ contactor

► Hình dưới đây miêu tả cấu trúc cơ bản của contactor. Bên trong contactor có hai mạch điện, một là mạch điều khiển, mạch còn lại là mạch động lực. Mạch điều khiển được nối với cuộn cảm của nam châm điện. Mạch động lực được nối với tiếp điểm tĩnh của contactor.

► Nam châm điện trong contactor có cấu tạo giống như nam châm điện gồm cuộn dây quấn quanh lõi sắt non như đã khảo sát ở trên. Khi có điện cấp vào cuộn dây thông qua mạch điều khiển, từ trường tạo ra sẽ từ hoá nam châm điện. Từ trường này sẽ hút lõi thép vào nam châm, làm tiếp điểm trong contactor đóng lại và khép kín mạch động lực. Khi ngắt mạch điều khiển, từ trường ở nam châm điện biến mất, và tiếp điểm trở về trạng thái cũ nhờ tác động của lò xo.

Thông số cơ bản của contactor

►  Dòng điện định mức: Là dòng điện dài hạn chảy qua hệ thống tiếp điểm chính của contactor khi đóng mạch điện phụ tải. Với giá trị này của dòng điện, mạch dẫn điện chính của contactor không bị phát nóng quá giới hạn cho phép.

►  Điện áp định mức: Là điện áp đặt trên hai cực của mạch dẫn điện chính của contactor.

►  Khả năng đóng ngắt của contactor
 

Khả năng đóng của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện mà contactor có thể đóng thành công. Thường thì giá trị này bằng từ 1 đến 7 lần giá trị dòng điện định mức.

Khả năng ngắt của contactor: Được đánh giá bằng giá trị dòng điện ngắt, mà ở giá trị đó, contactor có thể tác động ngắt thành công khỏi mạch điện. Thường giá trị này bằng từ 1 đến 10 lần dòng điện định mức.

►  Độ bền cơ: Là số lần đóng ngắt khi không có dòng điện chảy qua hệ thống tiếp điểm của contactor. Vượt quá số lần đóng ngắt đó, các tiếp điểm xem như bị hư hỏng, không còn sử dụng được nữa. Các loại contactor thường có độ bền cơ từ 10^6 đến 5.10^6 lần thao tác.

►  Độ bền điện: Là số lần đóng ngắt dòng điện định mức. Contactor loại thường có độ bền điện vào khoảng ≤ 10^6

Phân loại contactor
 

Có nhiều cách phân loại contactor.

► Nguyên lý truyền động: Ta có contactor kiểu điện từ, kiểu hơi ép, kiểu thủy lực … Thường thì ta gặp contactor kiểu điện từ. 

► Theo dạng dòng điện: Contactor điện một chiều và contactor điện xoay chiều.

► Theo kết cấu: Người ta phân contactor dùng ở nơi hạn chế chiều cao ( như bảng điện ở gầm xe ) và ở nơi hạn chế chiều rộng ( ví dụ buồng tàu điện ).

Phân loại tiếp điểm contactor
 

► Theo khả năng tải dòng: Tiếp điểm chính ( cho dòng điện lớn đi qua từ 10A đến 1600A hay 2250A ), tiếp điểm phụ ( cho dòng điện đi qua có giá trị từ 1A đến 5A )

► Theo trạng thái hoạt động: Tiếp điểm thường đóng ( là loại tiếp điểm ở trạng thái kín mạch khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ không có điện ), tiếp điểm thường mở ( là tiếp điểm ở trạng thái hở mạch khi cuộn dây nam châm trong contactor ở trạng thái nghỉ không có điện ).

Cách chọn Contactor
 

Để lựa chọn Contactor phù hợp cho động cơ ta phải dựa vào những thông số cơ bản như Uđm, P , Cosphi

►   Iđm = Itt x 2

►   Iccb = Iđm x 2

►   Ict   = ( 1,2 – 1,5 ) Iđm

Ta tính toán trong ví dụ cụ thể như sau:

► Tải động cơ 3P, 380V, 3KW, tính toán dòng định mức theo công thức như sau:

Iđm = P / ( 1.73 x 380 x 0.85 ) ở đây hệ số cosphi là 0.85.

Ta tính được: Iđm = 3000 / ( 1.73 x 380 x 0.85 ) = 5.4 A

Ict = ( 1,2 -1,4 ) Iđm.

Ta tính được: Ict = 1,4 x 5.4 = 7.56 A

► Nên chọn Contactor có dòng lớn hơn dòng tính toán. Chọn loại có dòng 8A.

Ứng dụng của contactor

► Contactor: là thiết bị điều khiển để đóng mở cung cấp nguồn cho một thiết bị công suất tải lớn: Máy Lạnh lớn, động cơ kéo tải lớn… Thường là loại 3 pha, nên ít thấy loại 1 pha. Khác với Relay nguồn điều khiển là một chiều điện áp thấp, Contactor nguồn điều khiển là loại xoay chiều điện áp cao. Trong công nghiệp Contactor được sử dụng để điều khiển vận hành các động cơ hay thiết bị điện, để an toàn khi vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện. Phương pháp này không xử lý những quá trình phức tạp nhưng nó đơn giản và ổn định cao dễ sửa chữa. Trong ngành tự động hóa ngày nay đòi hỏi xử lý những công việc có tính chất phức tạp và khó khăn, nên cần phải có sự can thiệp của bộ xử lý nên phương pháp cơ điện tử ra đời để đáp ứng được những quá trình: đóng gói sản phẩm, ép nhựa… Contactor vẫn là thiết bị sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa việc sản xuất.

►► Xem ngay Cách lựa chọn lắp đặt ELCB-Aptomat chống giật
 

Mua khỏi động từ (contactor) giá rẻ ở đâu?

Công ty TNHH Thương mại Kỹ thuật Thiên Lộc Phát là đơn vị chuyên cung cấp các thiết bị contactor và các thiết bị điện công nghiệp. Vui lòng liên hệ để được báo giá và giả đáp nhanh nhất.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI KỸ THUẬT THIÊN LỘC PHÁT

  • Địa chỉ: 11/34 Thoại Ngọc Hầu, phường Hòa Thạnh, quận Tân Phú, Tp.Hồ Chí Minh
  • Email: nuongpham@thienlocphatelectric.com
  • Hotline: 0932.706.899   -   Điện thoại: (028) 3815 88 66
  • Fax:(028) 3815 88 77


 

 

Cảm ơn bạn đã đánh giá
0 Sao 0 Đánh giá
Cùng lĩnh vực